Simon Cowell
- Simon Cowell – gã phù thủy của ngành giải trí thế giới – sắp ghé qua Việt Nam.
Tyra Bank, bà chủ của cuộc thi chân dài đình đám Next Top Model có mặt trong đêm chung kết phiên bản ở Việt Nam. Nhưng chuyện ấy chưa đình đám. Bởi theo nguồn đáng tin của một tờ báo mạng, cha đẻ của trò Got Talent (với phiên bản gốc American’ Got Talent) vừa tức tốc lên kế hoạch có mặt ở Việt Nam để chứng kiến sự thành công của đứa con mang tên Việt cùng những lùm xùm mà nó vừa tạo ra.
Dù đang rối đầu vì đủ thứ show truyền hình thực tế ở trời Tây, rối ruột vì truyền thông thế giới và rối trí vì tiền lợi nhuận đổ về ào ạt, Simon Cowell – gã phù thủy của ngành giải trí thế giới vẫn thấy sốc khi nhận được những tin tức từ Việt Nam, quốc gia sau cùng ở châu Á tới giờ phút này còn mua bản quyền của gã, còn rót tiền vào tài khoản của gã và không những thế, làm rạng danh thêm cho các show của gã, những trò đùa thông minh mà gã chế ra làm điên đảo cả thế giới.
Simon không sốc vì khán giả Việt phát điên khi thích tham gia vào những trò chơi đó. Là một tay quái cụ trong ngành giải trí, gã biết tỏng cái tính háo danh của loài người và người Việt làm sao thoát được vòng kim cô ấy. Simon từng tuyên bố là bất cứ ai dù một lần xuất hiện trên show của gã cũng trở thành nổi tiếng. Lời tuyên bố trở thành slogan thương hiệu của chương trình, thực tế và thẳng tuột nên hiệu quả chắc chắn hơn gấp vạn lần những slogan “ỡm ờ văn hóa” như là “vẻ đẹp tiềm ẩn” hay “vẻ đẹp bất tận”. Trợ lý của gã sau khi nghiên cứu thị trường đã báo cáo rồi, khi một đất nước gần trăm triệu dân mà ào ào đi bỏ phiếu trong cuộc bình chọn được phát kiến và tổ chức từ một lão người Thụy Sĩ ranh ma, để đến nỗi lão này tự nhiên giàu lên nhanh hơn cả chính Cowell, thì chắc chắn cũng ào ào đăng ký đi thi thố để chứng tỏ mình tài năng, để trở thành nổi tiếng. Thói háo danh tập thể hay cá nhân thì cũng như nhau mà thôi, nhưng khi nó thành một bệnh lý đám đông, nó sẽ cho lão thêm nhiều cơ hội kiếm tiền.
Simon không sốc vì đám truyền thông lá cải đói khát sự giật gân để trục lợi. Mà gây scandal và dắt mũi dư luận chính là chiêu độc trong các show của gã. Truyền thông thì đói, mà gã thì sẵn mồi. Gã có bom mà truyền thông thời nay thì rất thích sử dụng kỹ thuật quăng bom. Sự kết hợp này mới thật là “cặp đôi hoàn hảo”. Gã là sư phụ nhào nặn những scandal bằng những tin tức nửa vời hư hư thực thực, bằng những câu chuyện ngoài lề chẳng ai kiểm chứng và bằng những thủ đoạn hé lộ nửa sự thật. Kịch bản của lão cũng rất “thực tế”, nó không theo một khuôn mẫu mà biến ảo khôn lường dựa vào tiến trình của sự kiện qua nghệ thuật xào nấu. Vì thế đám truyền thông ăn mãi mồi của gã cũng không chán. Truyền thông với gã là bạn đồng hành như môi với răng, nhưng môi thì chỉ nói, còn răng thì được nhai.
Simon cũng không sốc vì cái đám nghệ sĩ háo cả danh lẫn tiền khi nhận lời mời làm giám khảo show của gã. Trong trò thả mồi câu danh và lợi này, gã cần không chỉ những con rối thí sinh, những con rối truyền thông mà cần cả những con rối nghệ sĩ nữa. Đã là nghệ sĩ đứa nào chả háo danh, mà chúng cũng từ đám khán giả mà ra chứ đâu. Khi có danh rồi lại cần danh thêm nữa. Tham tiền còn đong lượng được chứ tham danh thì biết giới hạn tận đâu. Vì vậy mời đám này làm giám khảo, thêm vài lời tán tụng cộng với chút cát-sê “gọi là” so với lợi nhuận của chương trình là khối kẻ gật đầu tắp lự. Và thế là “Show Must Go On”. Ở Mỹ và Anh, nơi đám nghệ sĩ quá giàu và quá rành trò của gã, Simon thường xuyên phải lấy chính bản thân ra làm mồi để bảo chứng cho thương hiệu chương trình. Nhưng Simon không thể nhân bản vô tính bản thân ra thế giới, nên tốt nhất là nhường chuyện mua vui đó cho những kịch sĩ địa phương, họ đóng vai đôi khi cũng vụng về, không được xuất sắc cho lắm nhưng được cái nói tiếng bản xứ và có đôi chút tên tuổi ở địa phương. Vả lại, đám ấy có bị thiên hạ công kích cũng biết cách đỡ đòn và chắc chắn là không phản gã vì ai cũng thông minh hiểu rằng có ai được không cái gì mà chẳng mất bao giờ!
Nhưng Simon đã gặp phải “ca khó” ở Việt Nam. Và người khiến gã sốc, người nằm ngoài tầm kiểm soát của gã cũng như tầm lập trình của chương trình là khán giả Việt. Simon không tính được rằng chương trình của gã ngoài chuyện mua vui và kiếm tiền, ngoài chuyện gây nên những cơn nghiện nổi tiếng ảo và giúp khán giả mua vui để quên đi những nhọc nhằn thường nhật, nó còn kích động một cơn nghiện ác tính khác của người Việt: cơn nghiện ném đá. Bỏ qua những chuyện cướp giết hiếp ngày càng tăng mà mọi xã hội phát triển chắc chắn đều phải trả giá để vượt qua, gã không tưởng tượng rằng một dân tộc luôn đoàn kết với nhau để chiến thắng mấy ông kẹ từ thế giới văn minh của gã mà giờ đây lại tàn nhẫn với nhau như vậy chỉ qua những show truyền hình thực tế tầm phào. Simon cũng không ngờ rằng show của gã lại vạch ra một thực tế khác về lòng ham muốn hạ nhục người khác, thói hả hê khi thấy ai đó thất bại, sự cay nghiệt khi phán xét về con người, thậm chí là một đứa trẻ của khán giả ở đây. Nếu những trò tung hứng ảo của gã nghĩ ra chỉ để lừa người xem vào một đam mê không có thật thì cái “thực tế” mà show của gã mang đến đất nước này lại kèm theo một hệ quả tiêu cực khác ngoài ý muốn. Đó là điều Simon không hề mong đợi. Gã muốn đồng tiền của gã sạch hơn thế, chương trình của gã thực tế là nhảm nhưng nhân đạo hơn thế chứ gã không mong chờ cái “thực tế” ấy. Bởi vì dù giải trí kiểu gì, văn hóa cao thấp ra sao và thật giả lẫn lộn thế nào thì giải trí cũng phải phục vụ con người, vì con người chứ không phải chống lại con người.
Simon nắm được quy luật của các show giải trí phương Tây là phải có “happy ending”, và vì không ký ghi nhớ khi bán bản quyền nên gã chỉ còn biết ngồi hy vọng những “tư bản truyền thông mới” của Việt Nam, cái đám đang học gã cách kiếm tiền để trở thành cá mập, hiểu được vấn đề và biết nắn cuộc chơi về đúng cái kết mà nó phải có.
Chuyên đi gây sốc cho thiên hạ, vậy mà giờ đây Simon lại phải chịu sốc và suy nghĩ về những phát minh giải trí của mình. Có lẽ ngày nào đó, gã phải sang Việt Nam giống như Tyra Bank mới được. Dù sao sốc tại chỗ mới là sốc thực tế chứ không phải sốc ảo qua truyền thông như thế này.
Simon Cowell cười nhếch nửa miệng kiểu quen thuộc… và đó cũng lại sẽ là một tin sốc mới!
Từ Web Giai Tri
Dù đang rối đầu vì đủ thứ show truyền hình thực tế ở trời Tây, rối ruột vì truyền thông thế giới và rối trí vì tiền lợi nhuận đổ về ào ạt, Simon Cowell – gã phù thủy của ngành giải trí thế giới vẫn thấy sốc khi nhận được những tin tức từ Việt Nam, quốc gia sau cùng ở châu Á tới giờ phút này còn mua bản quyền của gã, còn rót tiền vào tài khoản của gã và không những thế, làm rạng danh thêm cho các show của gã, những trò đùa thông minh mà gã chế ra làm điên đảo cả thế giới.
Simon không sốc vì khán giả Việt phát điên khi thích tham gia vào những trò chơi đó. Là một tay quái cụ trong ngành giải trí, gã biết tỏng cái tính háo danh của loài người và người Việt làm sao thoát được vòng kim cô ấy. Simon từng tuyên bố là bất cứ ai dù một lần xuất hiện trên show của gã cũng trở thành nổi tiếng. Lời tuyên bố trở thành slogan thương hiệu của chương trình, thực tế và thẳng tuột nên hiệu quả chắc chắn hơn gấp vạn lần những slogan “ỡm ờ văn hóa” như là “vẻ đẹp tiềm ẩn” hay “vẻ đẹp bất tận”. Trợ lý của gã sau khi nghiên cứu thị trường đã báo cáo rồi, khi một đất nước gần trăm triệu dân mà ào ào đi bỏ phiếu trong cuộc bình chọn được phát kiến và tổ chức từ một lão người Thụy Sĩ ranh ma, để đến nỗi lão này tự nhiên giàu lên nhanh hơn cả chính Cowell, thì chắc chắn cũng ào ào đăng ký đi thi thố để chứng tỏ mình tài năng, để trở thành nổi tiếng. Thói háo danh tập thể hay cá nhân thì cũng như nhau mà thôi, nhưng khi nó thành một bệnh lý đám đông, nó sẽ cho lão thêm nhiều cơ hội kiếm tiền.
Simon không sốc vì đám truyền thông lá cải đói khát sự giật gân để trục lợi. Mà gây scandal và dắt mũi dư luận chính là chiêu độc trong các show của gã. Truyền thông thì đói, mà gã thì sẵn mồi. Gã có bom mà truyền thông thời nay thì rất thích sử dụng kỹ thuật quăng bom. Sự kết hợp này mới thật là “cặp đôi hoàn hảo”. Gã là sư phụ nhào nặn những scandal bằng những tin tức nửa vời hư hư thực thực, bằng những câu chuyện ngoài lề chẳng ai kiểm chứng và bằng những thủ đoạn hé lộ nửa sự thật. Kịch bản của lão cũng rất “thực tế”, nó không theo một khuôn mẫu mà biến ảo khôn lường dựa vào tiến trình của sự kiện qua nghệ thuật xào nấu. Vì thế đám truyền thông ăn mãi mồi của gã cũng không chán. Truyền thông với gã là bạn đồng hành như môi với răng, nhưng môi thì chỉ nói, còn răng thì được nhai.
Simon cũng không sốc vì cái đám nghệ sĩ háo cả danh lẫn tiền khi nhận lời mời làm giám khảo show của gã. Trong trò thả mồi câu danh và lợi này, gã cần không chỉ những con rối thí sinh, những con rối truyền thông mà cần cả những con rối nghệ sĩ nữa. Đã là nghệ sĩ đứa nào chả háo danh, mà chúng cũng từ đám khán giả mà ra chứ đâu. Khi có danh rồi lại cần danh thêm nữa. Tham tiền còn đong lượng được chứ tham danh thì biết giới hạn tận đâu. Vì vậy mời đám này làm giám khảo, thêm vài lời tán tụng cộng với chút cát-sê “gọi là” so với lợi nhuận của chương trình là khối kẻ gật đầu tắp lự. Và thế là “Show Must Go On”. Ở Mỹ và Anh, nơi đám nghệ sĩ quá giàu và quá rành trò của gã, Simon thường xuyên phải lấy chính bản thân ra làm mồi để bảo chứng cho thương hiệu chương trình. Nhưng Simon không thể nhân bản vô tính bản thân ra thế giới, nên tốt nhất là nhường chuyện mua vui đó cho những kịch sĩ địa phương, họ đóng vai đôi khi cũng vụng về, không được xuất sắc cho lắm nhưng được cái nói tiếng bản xứ và có đôi chút tên tuổi ở địa phương. Vả lại, đám ấy có bị thiên hạ công kích cũng biết cách đỡ đòn và chắc chắn là không phản gã vì ai cũng thông minh hiểu rằng có ai được không cái gì mà chẳng mất bao giờ!
Nhưng Simon đã gặp phải “ca khó” ở Việt Nam. Và người khiến gã sốc, người nằm ngoài tầm kiểm soát của gã cũng như tầm lập trình của chương trình là khán giả Việt. Simon không tính được rằng chương trình của gã ngoài chuyện mua vui và kiếm tiền, ngoài chuyện gây nên những cơn nghiện nổi tiếng ảo và giúp khán giả mua vui để quên đi những nhọc nhằn thường nhật, nó còn kích động một cơn nghiện ác tính khác của người Việt: cơn nghiện ném đá. Bỏ qua những chuyện cướp giết hiếp ngày càng tăng mà mọi xã hội phát triển chắc chắn đều phải trả giá để vượt qua, gã không tưởng tượng rằng một dân tộc luôn đoàn kết với nhau để chiến thắng mấy ông kẹ từ thế giới văn minh của gã mà giờ đây lại tàn nhẫn với nhau như vậy chỉ qua những show truyền hình thực tế tầm phào. Simon cũng không ngờ rằng show của gã lại vạch ra một thực tế khác về lòng ham muốn hạ nhục người khác, thói hả hê khi thấy ai đó thất bại, sự cay nghiệt khi phán xét về con người, thậm chí là một đứa trẻ của khán giả ở đây. Nếu những trò tung hứng ảo của gã nghĩ ra chỉ để lừa người xem vào một đam mê không có thật thì cái “thực tế” mà show của gã mang đến đất nước này lại kèm theo một hệ quả tiêu cực khác ngoài ý muốn. Đó là điều Simon không hề mong đợi. Gã muốn đồng tiền của gã sạch hơn thế, chương trình của gã thực tế là nhảm nhưng nhân đạo hơn thế chứ gã không mong chờ cái “thực tế” ấy. Bởi vì dù giải trí kiểu gì, văn hóa cao thấp ra sao và thật giả lẫn lộn thế nào thì giải trí cũng phải phục vụ con người, vì con người chứ không phải chống lại con người.
Simon nắm được quy luật của các show giải trí phương Tây là phải có “happy ending”, và vì không ký ghi nhớ khi bán bản quyền nên gã chỉ còn biết ngồi hy vọng những “tư bản truyền thông mới” của Việt Nam, cái đám đang học gã cách kiếm tiền để trở thành cá mập, hiểu được vấn đề và biết nắn cuộc chơi về đúng cái kết mà nó phải có.
Chuyên đi gây sốc cho thiên hạ, vậy mà giờ đây Simon lại phải chịu sốc và suy nghĩ về những phát minh giải trí của mình. Có lẽ ngày nào đó, gã phải sang Việt Nam giống như Tyra Bank mới được. Dù sao sốc tại chỗ mới là sốc thực tế chứ không phải sốc ảo qua truyền thông như thế này.
Simon Cowell cười nhếch nửa miệng kiểu quen thuộc… và đó cũng lại sẽ là một tin sốc mới!
Từ Web Giai Tri
>>Thông tin vé máy bay có tại web ve may bay, dat ve may bay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét